Làm sao để có thể nắm rõ được tâm lý ứng viên?
Tuyển dụng: Làm sao để có thể nắm rõ được tâm lý ứng viên?
“Tuyển dụng luôn là một điểm rất được quan tâm đối với công ty khi mà nguồn nhân lực là nguyên nhân chính giúp cho công ty có thể phát triển và đột phá. Vậy người tuyển dụng cần phải hiểu những tâm lý như thế nào để có thể tìm được ứng viên tiềm năng?
Việc có thể tuyển được những ứng viên cũng như tìm ra nhìn ra được những tiềm năng của những ứng viên luôn là một điều đáng quan tâm đối với những nhà tuyển dụng. Vì vậy họ cũng phải hiểu về tâm lý học rất nhiều để có thể quan sát đúng và đủ ứng viên”.
I. Hiểu tâm lý ứng viên.
1. Những điều ứng viên ghét.
- Họ không thích sự không rõ ràng. Họ muốn biết ai là người phỏng vấn họ, cuộc phỏng vấn có thể kéo dài bao lâu và địa điểm diễn ra phỏng vấn, việc để họ chờ dài cổ cũng khiến họ không hài lòng.
- Ứng viên đã phải dành thời gian để có thể tham dự vào một cuộc phỏng vấn nhưng bên nhà tuyển dụng không trả lời khiến họ có tâm lý khó chịu và không chắc chắn họ có được nhận hay không.
- Ứng viên cũng sẽ có tâm lý khó chịu khi họ nhận ra nhà tuyển dụng chỉ mới đọc CV của ứng viên và hỏi những câu hỏi phỏng vấn rất đương nhiên như “Tại sao bạn cần công việc ở chúng tôi?”
Không chỉ ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng cần phải để ý trong quá trình phỏng vấn xin việc.
- Một cuộc phỏng vấn quá nghiêm trang và không thoải mái. Việc những nhà tuyển dụng giao tiếp thông qua màn hình điện thoại hay quá nhiều nhà tuyển dụng khiến ứng viên cảm thấy bị chèn ép và có tâm lý căng thẳng, không thể thể hiện hết khả năng.
- Điều ứng viên cảm thấy không vui nhất là khi nhà tuyển dụng trả lời theo kiểu quá rập khuôn và không rõ ràng như kiểu “Đó là cách chúng tôi làm và tôi cũng không thể đi ngược lại được” hoặc đơn giản là tôi không biết.
2. Những điều ứng viên thích
- Họ sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi người tuyển dụng là một người hiểu biết về công ty, có con đường sự nghiệp nếu như ứng viên được nhận vào. Và tốt nhất là họ không có thành kiến.
- Mặc dù người ứng viên chưa thể hiện tốt nhưng vẫn sẽ có tâm lý nhẹ nhõm nếu người tuyển dụng có thể gọi điện và nói một cách lịch sự rằng "Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm đến công ty chúng tôi nhưng tôi rất tiếc về kết quả của bạn.”
- Ứng viên sẽ có tâm lý thỏa mãn khi được người phỏng vấn đưa ra phản hồi sau cuộc phỏng vấn và được người phỏng vấn hứa hẹn một chút.
- Nhà tuyển dụng sẽ linh động trong cả buổi phỏng vấn và vui vẻ trả lời tất cả những câu hỏi của ứng viên thay vì chỉ biết hỏi.
- Được nhà tuyển dụng tôn trọng dù ứng viên có phù hợp hay không.
II. Nghệ thuật tuyển dụng bằng thủ pháp tâm lý đặc biệt
1. Phương pháp tâm lý hình học
- Đây là phương pháp xác định tâm lý được tìm ra và sử dụng bởi tiến sĩ Susan Dellinger. Phương pháp này được ứng dụng trong nghệ thuật tuyển dụng rất đơn giản. Thông qua việc chia tính cách của con người thành 5 loại hình: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, tam giác và lượn sóng. Mỗi hình sẽ tương ứng với một kiểu người dựa trên những nghiên cứu của nhà tâm lý học.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau cùng 4 góc vuông thường biểu trưng cho người có nề nếp, gọn gàng nhưng lại hơi cứng nhắc và sống nguyên tắc. Họ làm việc theo quy trình, rất chăm chỉ và đáng để tin cậy. Đây là nghệ thuật tuyển dụng những vị trí làm việc với những gì liên quan đến số liệu thống kê và cần độ chính xác. Chính vì thế người này là người cầu toàn và sống khép kín.
Tâm lý hình học giúp những nhà HR có thể nhìn nhận được tiềm năng thông qua phỏng vấn xin việc.
- Ngược lại, hình tròn thể hiện cho người có phong cách ôn hòa, sống tình cảm và sợ bị tổn thương, sứt mẻ và đổ vỡ. Người hình tròn thường cho thấy họ có tài giao tiếp và thuyết phục người khác.
- Hình tam giác được coi là thể hiện sự tham vọng và chiến thắng. Những con người kiểu này có tâm lý rất thích hợp cho các vị trí lãnh đạo, vì họ tự tin, quyết đoán và sẵn sàng hình động.
- Hình lượn sóng thể hiện cho sự tự do và thay đổii không giới hạn. Họ say mê và đắm chìm trong những sự sáng tạo, thường làm việc một mình vì họ không chịu được sự gò bó, khuôn mẫu. Họ không là độc nhất và sống nghiêng về trực giác.
- Cuối cùng, hình chữ nhật biểu trưng cho sự thay đổi và phát triển. Tính cách của họ rất khó đoán và nắm bắt bởi vì họ sẽ luôn suy nghĩ để có thể tìm ra hướng đi mới và sẵn sàng học hỏi, tiếp thu.
- Để nhận biết người đó thuộc loại hình hay có tính cách như thế nào thì cũng cần thời gian để tìm hiểu. Vì thế những nhà tuyển dụng sẽ phát triển ở một đỉnh cao nếu biết áp dụng tâm lý hình học vào trong đó. Để làm được việc này đòi hỏi người tuyển dụng phải luôn luyện tập và trau dồi kỹ năng mỗi ngày để có thể áp dụng được trong những cuộc phỏng vấn xin việc. Việc này giúp họ nhìn nhận tâm lý người ứng viên và biết được những điểm mạnh hay liệu tính cách của họ có phù hợp với công ty hay không thông qua tâm lý và các buổi phỏng vấn xin việc.
2. Phương pháp Rorschach
- Đây là một phương pháp đánh giá tâm lý trong phỏng vấn xin việc bắt nguồn từ những nhà HR của Argentina và các nước châu Mỹ La Tinh. Yêu cầu của bài kiểm tra là đôi khi chỉ là phải vẽ một người đứng dưới mưa. Mỗi một khía cạnh khác nhau của hình vẽ như những kích cỡ, vị trí của bức tranh trên trang, áp lực của nét bút, kiểu vẽ và thời gian để hoàn thành bức tranh đều được xem xét để nhận biết về tính cách của ứng viên đó.
- Một hình vẽ ví dụ như quá nhỏ sẽ thể hiện rằng người đó có tính nhút nhát và hướng nội; một hình vẽ lớn biểu hiện có thể là có tính khoe khoang; một hình vẽ quá khổ, quá lớn và đôi khi lấn sang tờ giấy thứ hai, có thể cho thấy rằng người vẽ thấy tính ngông cuồng, ảo tưởng, tự đại. Còn nếu vẽ nước mưa trông giống nước mắt, thì họ đang lo lắng.
Tâm lý có rất nhiều điều thể hiện thông qua cuộc phỏng vấn xin việc.
- Qua hình vẽ và sự phân tích cơ bản như thế sẽ đánh giá được ứng viên này có làm tốt được công việc trong tương lai và có thực sự phù hợp với công ty hay không. Liệu ứng viên sẽ đối phó với điều bất ngờ xảy ra hoặc áp lực của môi trường xung quanh như thế nào? Mưa có thể được xem như áp lực từ bên ngoài, và thông qua hình vẽ sẽ cho thấy được những phản ứng của ứng viên khi phải đối diện với nghịch cảnh.
- Việc tuyển dụng bằng các phương pháp tâm lý được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài và cũng bắt đầu được áp dụng trong các doanh nghiệp lớn và nhỏ ở Việt Nam. Tâm lý học cho phép nhà tuyển dụng nhận ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty của mình. Vì thế những nhà tuyển dụng nên dùng thời gian để tìm hiểu cùng trái tim để có thể cảm nhận, không ngừng nghiên cứu, học hỏi những bí quyết và nghệ thuật tuyển dụng mới lạ, độc đáo để tăng kinh nghiệm cho mình.
III. Có 2 biểu hiện này, ứng viên sẽ bị nhà tuyển dụng loại bỏ
- Quay trở lại với đề tài chính là cách thể hiện của ứng viên trong lúc phỏng vấn, có 2 biểu hiện dễ khiến chúng ta bị trừ điểm trước các nhà tuyển dụng, đầu tiên là ánh mắt dáo dác, thần thái tự ti và ánh mắt có vẻ rụt rè không dám nhìn vào giám khảo.
- Nhà tư vấn tâm lý Lâm Thúy Phần kể, một lần bà đã trao đổi kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên với một ông chủ HR khác đã từng trải, và từng có cơ hội tiếp xúc với những người tìm hiểu tam giáo cửu lưu (ba giáo phái và chín học phái lớn thời Chiến quốc).
- "Tôi hỏi ông ấy: "Tiêu chuẩn chọn lựa nhân viên là gì?"
- Câu trả lời của ông rất ý nghĩa: "Tôi dùng người không có tiêu chuẩn nhất định, nhưng có hai loại người mà tôi chắc chắn không tuyển dụng. Thứ nhất là người không dám nhìn giám khảo, thứ hai là người có ánh mắt dáo dác ngó quanh"."
- Theo kinh nghiệm tuyển dụng nhiều năm của ông, thường người không dám nhìn nhà tuyển dụng, tính cách cho thấy sự nhút nhát, thì hễ gặp phải áp lực thường sẽ từ bỏ, trốn chạy.
- Để tránh những chuyện rườm rà trong tương lai, ông dứt khoát loại bỏ những con người có thể hiện tính cách, tâm lý như vậy.
- Thậm chí cả những người ánh mắt ngó quanh, có thể thần thái và tâm lý bất an, trong đầu không biết đang suy đoán nghĩ ngợi những gì? Cũng có thể họ đang cố giấu giếm bạn, hoặc đang suy xét và suy nghĩ trả lời bạn ra sao?
- Nhưng dù là trong trường hợp nào, cũng đều khó mà xây dựng tâm lý để làm cho người khác yên tâm tin tưởng họ, tất nhiên sẽ không dám nhận vào làm và giao phó những trọng trách cho họ.
- Đối với một người lãnh đạo, những kinh nghiệm mà họ thu lượm được sẽ mách bảo họ, những con người có biểu hiện hai kiểu ánh mắt như vậy sẽ bỏ cuộc khi gặp phải áp lực.
- Vậy nên họ không đồng ý tiếp nhận những người như vậy trở thành người đồng hành trong công việc.
IV. Tips lời khuyên giúp nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên hiệu quả
1. Hãy giữ một tâm trí cởi mở
- Để chắc chắn tất cả các bên (nhà tuyển dụng và ứng viên) tham dự vào quá trình tuyển dụng đạt hiệu quả và hiệu suất cao nhất, điều đầu tiên là có một tinh thần thoải mái.
2. Tập trung vào ứng viên
- Điều quan trọng nhất mà người phỏng vấn có thể làm để giúp ứng viên có tâm lý thoải mái trước khi phỏng vấn xin việc là nghiên cứu và nắm được những thông tin cơ bản và chính xác về các ứng viên xin việc. Việc nhà tuyển dụng nắm rõ các thông tin cần thiết và cơ bản của các ứng viên trước đó sẽ giúp nhà tuyển dụng khoanh vùng và giới hạn được một số ứng viên tạo được ấn tượng tốt. Từ đó, những nhà HR có thể xem xét và phán đoán được ứng viên nào có đảm bảo được những nhu cầu về năng lực, vị trí tuyển dụng,…
- Nhà tuyển dụng cần phải chú ý tập trung vào ứng viên, đừng nên xao nhãng hay để ý đến các vấn đề khác như hình thức bên ngoài của ứng viên.Chú ý tạo một không gian thoải mái và cởi mở nhất để ứng viên có thể tự tin, thoải mái chia sẻ mọi thứ cơ bản về bản thân mình. Chính sự chú ý về ứng viên và thông qua những mô tả của họ về bản thân ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có thể biết được ít nhiều về những phần nào khả năng và có được những hình dung sâu sắc để có thể đánh giá và ra chiến lược, phát triển cho các ứng viên.
3. Đặt câu hỏi cẩn thận
- Cách người phỏng vấn đặt câu hỏi phỏng vấn cho từng ứng viên cũng có thể thể hiện được năng lực chuyên môn và hiểu biết của người phỏng vấn. Vì vậy bạn phải cẩn trọng và rõ ràng. Đừng hỏi những câu hỏi, đưa ra các lời bình luận có ngụ ý về sự thiên vị, việc phân biệt đối xử hoặc đi quá sâu vào cuộc sống của các ứng viên. Chẳng hạn những vấn đề về giới tính, tôn giáo cá nhân, tình trạng hôn nhân hoặc những kế hoạch hóa gia đình,… đều là những vấn đề nhạy cảm và đôi khi đã hoàn toàn vượt quá giới hạn nên nó có thể gây ra những sự khó chịu không đáng có.
- Một điểm lưu ý nữa, là người trực tiếp phỏng vấn ứng viên và là một nhà tuyển dụng HR cho công ty, bạn không đặt những câu hỏi phỏng vấn liên quay hay tham gia, góp ý vào bất kỳ bình luận tiêu cực, tiếng xấu nào về sếp, đồng nghiệp hoặc công ty cũ của người ứng viên.
- Đây được xem là những câu hỏi phỏng vấn mở và cho phép ứng viên thể hiện được tâm lý, suy nghĩ ra khỏi các giới hạn của bản thân về lối sống cũng như những thói quen hằng ngày của bản thân ứng viên đã làm qua từng ngày. Những câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp ứng viên thể hiện được nhiều hơn về bản thân:
- Tại sao bạn nghĩ rằng bạn là sự lựa chọn phù hợp và chúng tôi nên chọn bạn đồng hành với chúng tôi?
- Bạn thấy mình sẽ ở đâu và làm gì sau 10 năm nữa?
- Bạn đánh giá cao điều gì trong môi trường công sở của công ty?
- Động lực nào sẽ khiến bạn phải cố gắng và thay đổi mỗi ngày?
4. Nắm bắt tốt tâm lý ứng viên
- Ứng viên khó tránh khỏi những tâm lý căng thẳng trong suốt buổi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là những ứng viên lần đầu trải nghiệm và tham gia một cuộc phỏng vấn. Một nụ cười, một cái bắt tay hay một lời hỏi han cũng có thể làm dịu đi một phần căng thẳng hiện tại của ứng viên, giúp họ thoải mái, tự tin hơn để có thể trở về trạng thái cảm xúc cân bằng, sẵn sàng chinh phục buổi phỏng vấn.
- Ngoài ra, nếu ứng viên vẫn còn bối rối, lo lắng để thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân, hãy nói với ứng viên rằng bạn sẽ hỏi lại câu hỏi này sau. Tâm lý là điều quan trọng và cần thiết dẫn đến sự thành công của buổi phỏng vấn, có thể bạn hơi sợ hãi và có tâm lý lo lắng ban đầu nhưng tiếp đó đó bạn cho nhà tuyển dụng thấy được sự cố gắng qua những câu trả lời đúng trọng tâm; có thể ứng viên không phải là ứng người biết tư duy tốt về phương thức ngôn ngữ để có thể cho ra những câu từ thật sự trôi chảy nhưng những gì bạn nói đều có giá trị, đừng hoang mang hay chần chừ mà hãy thể hiện đúng con người của bạn.
VI. Kết
- Những nhà tuyển dụng không chỉ có những nghệ thuật tuyển dụng mà còn cần những kiến thức đặc trưng về tâm lý học để có thể đánh giá ứng viên một cách đầy đủ và rõ ràng cũng như những nhà HR có thể sớm phát hiện ra những ứng viên tiềm năng. Hi vọng bài viết này đã có thể cung cấp cho bạn được một số kiến thức cơ bản về tâm lý của ứng viên và phương pháp tuyển dụng rõ ràng.
Nguồn: 123job.vn
Chúc Anh Chị Tuyển Dụng tìm được ứng viên như mong đợi.
➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺
Welcome to connect & follow us as links:
❂ Hot Jobs: https: https://redorange.com.vn/search-job
❂ HR Communities: https://redorange.com.vn/hr-communities
❂ Career Consulting Service: https://redorange.com.vn/career-consulting-service.html
Red Orange
Phone: +84 028 6272 2273
Hotline/Zalo/Viber: +84 888 222 736
Email: support@redorange.com.vn
Tax code:0314837818
Rep Office: 222 Building, 222 Dien Bien Phu Street, Ward 7, District 3, HCM city, Vietnam.
Branch Office: Sophie Building, 277B Do Xuan Hop Street, Phuoc Long B ward, District 9, HCM City
Subscribe to our newsletter
Copyright © 2022 Red Orange. All rights reserved. Built with Eraweb.