SỢ BỊ ĐÁNH GIÁ VÌ… LÀM VIỆC QUÁ HIỆU QUẢ?

Bạn đã bao giờ hoàn thành mọi việc trước deadline nhưng… vẫn thấy áy náy? Không dám rời khỏi bàn làm việc, không dám tắt máy sớm chỉ vì sợ bị xem là “rảnh rỗi”, là thiếu trách nhiệm? Trong nhiều môi trường công sở, sự bận rộn đôi khi được xem là thước đo của cống hiến. Nhưng liệu điều đó có phù hợp?
Tội lỗi vì hiệu quả – Tâm lý phổ biến nhưng ít người thừa nhận
Bạn đã từng làm xong mọi việc từ 4 giờ chiều, nhưng vẫn ngồi trước màn hình đến tận giờ tan làm chỉ để giữ hình ảnh “bận rộn”? Không phải vì chưa hết việc. Cũng không phải vì đam mê cống hiến đến phút cuối. Mà là vì… ngại là người rảnh rỗi nhất team.
Tâm lý này tưởng chừng vô lý, nhưng lại vô cùng phổ biến trong môi trường công sở. Nhiều người trẻ chia sẻ rằng họ có cảm giác áy náy vì làm việc hiệu quả. Sợ bị nhìn nhận là thiếu tinh thần đồng đội, thiếu trách nhiệm, không máu lửa như những người vẫn còn “ngập việc”.
Bạn có cảm thấy áy náy khi xong việc sớm?
Ở một số công ty, sự bận rộn trở thành một dạng chuẩn mực ngầm. Ai thường xuyên OT thì được xem là tận tâm. Người hay than thở vì khối lượng công việc lớn thì mặc định là…có giá trị. Còn người làm việc hiệu quả, xong việc đúng giờ lại phải tự bào chữa cho sự “thong thả” của mình.
Vì sao chúng ta lại cảm thấy như vậy?
Cảm giác “có lỗi” khi làm việc hiệu quả không xuất phát từ năng lực cá nhân, mà đến từ những kỳ vọng vô hình trong môi trường làm việc.
1. Văn hóa tôn sùng sự bận rộn
Nhiều nơi xem bận rộn như một dấu hiệu của năng suất, thậm chí là lòng trung thành. Những ai thường xuyên tăng ca, luôn than “nhiều việc” thường được ngầm đánh giá là có trách nhiệm, còn người làm nhanh lại bị nghi ngờ làm ẩu hay “ít việc quá à?”. Dần dần, chúng ta học cách “ở lại cho đủ giờ” chứ không phải “làm đủ việc”.
2. Hội chứng “imposter”
Dù hoàn thành công việc đúng hạn và hiệu quả, nhưng nhiều người vẫn tự vấn: “Mình có đang bỏ sót gì không?”, “Sao người khác vẫn còn bận mà mình thì xong rồi?”. Đó là biểu hiện của hội chứng kẻ mạo danh (imposter syndrome) – khi bạn cảm thấy mình chưa đủ xứng đáng, chưa đủ giỏi để… được thảnh thơi.
3. Nỗi sợ bị đánh giá
Ở môi trường mà mọi người ngồi lại để chứng minh sự tận tụy, thì việc đứng dậy sớm rất dễ bị hiểu lầm là thiếu nhiệt tình, không hết mình vì team. Thậm chí có nơi, việc rảnh rỗi còn khiến người khác ganh tị, gán ghép là “có sếp dễ”, “việc nhẹ”, “không đóng góp đủ”.
4. Thiếu sự ghi nhận rõ ràng về kết quả
Khi công ty chưa có hệ thống ghi nhận hiệu quả làm việc một cách khách quan, nhân viên sẽ bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh sự bận rộn để được công nhận. Không ai muốn là người xong việc sớm nhưng lại bị bỏ qua trong lúc khen thưởng cuối quý.
Đo lường hiệu quả: Theo số giờ làm việc hay kết quả tạo ra?
Chính áp lực vô hình về sự bận rộn khiến nhiều người, dù đã làm xong việc sớm, vẫn ngồi lì trước màn hình. Không phải vì còn việc, mà vì sợ bị đánh giá. Dần dà, họ không cố gắng làm tốt, mà cố gắng… trông có vẻ bận.
Điều đó cho thấy: chúng ta đang nhầm lẫn giữa “thời gian đi làm” và “giá trị tạo ra”.
Đừng nhầm lẫn rằng sự hiệu quả đến từ số giờ bạn làm việc
Hiệu quả làm việc không nằm ở việc bạn có mặt ở văn phòng bao lâu, mà là bạn đã giải quyết được vấn đề gì, đóng góp ra sao cho kết quả chung, và hợp tác thế nào với đồng đội. Việc hoàn thành đúng mục tiêu, đúng hạn, chất lượng mới là điều nên được công nhận.
Là nhân viên, bạn không cần thấy có lỗi vì hoàn thành công việc sớm. Và là quản lý, bạn cũng đừng đánh giá một ai chỉ qua việc họ ngồi lại muộn. Vì đôi khi, người ra về sớm lại là người giỏi nhất trong team.
Giải phóng bản thân khỏi “mặc cảm hiệu quả”
Nếu bạn từng thấy áy náy khi hoàn thành công việc sớm, hãy dừng lại một chút và tự hỏi: “Mình đang làm sai điều gì? Hay chỉ là làm tốt hơn mong đợi?”
Cảm giác “có lỗi” khi làm việc hiệu quả thường xuất phát từ văn hóa công sở đặt nặng sự bận rộn và đánh giá năng lực qua thời gian hiện diện. Nhưng đó là một thước đo đã lỗi thời. Bạn không cần phải ở lại muộn, vờ như đang làm việc hay trì hoãn task chỉ để hòa vào “nhịp bận rộn” của team.
Tự đặt câu hỏi cho bản thân và thay đổi khi cần thiết
Hãy chủ động định nghĩa lại hiệu quả theo cách lành mạnh hơn: làm đúng việc, đúng thời điểm, và còn đủ năng lượng để tiếp tục học hỏi, phát triển hoặc đơn giản là sống cuộc sống của bản thân sau giờ làm. Nếu đã hoàn thành mọi thứ, bạn có quyền đứng dậy, nghỉ ngơi, tập thể dục, đọc sách, hay về sớm ăn cơm cùng gia đình. Đó không phải là rảnh rỗi mà là biết quản lý năng lượng và thời gian một cách thông minh.
Giải phóng bản thân khỏi mặc cảm hiệu quả không chỉ giúp bạn bớt mệt mỏi, mà còn giữ được sự bền bỉ trong sự nghiệp lâu dài.
Nguồn: Vietnamwork

➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺
Welcome to connect & follow us as links:
❂ Hot Jobs: https://redorange.com.vn/search-job
❂ HR Communities: https://redorange.com.vn/hr-communities
❂ Career Consulting Service: https://redorange.com.vn/career-consulting-service.html
Recent Posts
Red Orange
Phone: +84 028 6272 2273
Hotline/Zalo/Viber: +84 888 222 736
Email: support@redorange.com.vn
Tax code:0314837818
Rep Office: 222 Building, 222 Dien Bien Phu Street, Ward 7, District 3, HCM city, Vietnam.
Branch Office: Sophie Building, 277B Do Xuan Hop Street, Phuoc Long B ward, District 9, HCM City
Subscribe to our newsletter
Copyright © 2022 Red Orange. All rights reserved. Built with Eraweb.