TẢN MẠN CHUYỆN NGHỀ NHÂN SỰ: CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO HAY NHÂN VIÊN?

TẢN MẠN CHUYỆN NGHỀ NHÂN SỰ: CHỌN NGƯỜI LÃNH ĐẠO HAY NHÂN VIÊN?

Đâu là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển? Có người cho rằng nhờ lãnh đạo giỏi có chiến lược tốt, có người thì nghĩ doanh nghiệp không có người làm thì phát triển kiểu gì? Mỗi người một ý, mười người thì thành mười ý. 

  • Thật chất quan điểm nào cũng có cái lý của nó, về chuyện lãnh đạo giỏi hay đội ngũ nhân viên năng lực mới là yếu tố quyết định sự phát triển của công ty, tôi nghĩ đó phải đến từ cả hai. Một người lãnh đạo phải biết cách tận dụng người của mình đào tạo và phát triển họ để họ thúc đẩy doanh nghiệp đi lên. 
  • Còn người nhân viên khi muốn bản thân mình có thành tựu trong sự nghiệp thì họ chọn nơi cho họ thấy được con đường tương lai, môi trường làm việc có thể cho họ cơ hội để thể hiện năng lực bản thân, người lãnh đạo nhìn được điểm mạnh của họ và phát huy nó. 
  • Doanh nghiệp nào cũng cần phải có 1 lãnh đạo1 đội ngũ nhân viên thì nó mới thành một doanh nghiệp đúng nghĩa. 
  • Điều đáng buồn là đâu đó vẫn còn tồn tại cái quan niệm “Lãnh đạo nói gì thì cấp dưới nghe vậy, đừng cãi, đừng phán xét. Làm được thì làm không được thì nghỉ''. Cái tư duy sai lệch và kết quả là mãi vẫn sẽ không phát triển, không thành công.

1. Chân dung lãnh đạo thế kỷ 21

  • Chân dung của một người lãnh đạo phù hợp chính là người có tầm nhìn, tư duy, biết đón nhận cái mới, chọn lọc và áp dụng cho chính doanh nghiệp của họ. Đặc biệt, tố chất cần có của một người đầu tàu là họ phải biết lắng nghe, ý kiến và nhìn nhận góc nhìn của chính những người mà họ dẫn dắt.
chan-dung-lanh-dao

1.1. 3 yếu tố xây dựng mô hình nhà lãnh đạo trong thế kỷ mới

  • Thế kỷ 21 được coi là nút chuyển giao thời đại với nhiều sự biến động và thay đổi trên thị trường kinh tế nói chung. Sự thay đổi này thậm chí còn đến bất chợt và tốc độ thay đổi cũng nhanh theo. Để nắm bắt được tình hình chung của thị trường, người lãnh đạo của thế kỷ 21 cần phải phát triển sự đa dạng, linh hoạt và năng động trong xử lý tình huống. CareerBuilder đã đưa ra 3 giá trị trọng yếu xây dựng mô hình người lãnh đạo trong thế kỷ 21 vô cùng thuyết phục.

+ Lãnh đạo nên là người nghệ sĩ của xã hội: 

  • Chúng ta vẫn còn đang giữ một quan niệm cũ đó chính là “lãnh đạo là chủ, lãnh đạo nói gì nghe đó, bảo làm gì làm đó và nhân viên là người làm việc cho lãnh đạo”. Tư tưởng này sai hoàn toàn, ở thực tại người làm lãnh đạo làm việc cho bản thân họ và chính những người lãnh đạo phải có kiến thức xã hội rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, thông thạo kỹ năng và cấu trúc xã hội như vậy mới có thể hướng dẫn và tư vấn cho nhân viên của mình.

Chúng ta phải chuyển đổi tư duy từ:

  • Chế độ gia trưởng sang cộng tác phát triển.
  • Thống trị sang chia sẻ.
  • Người lãnh đạo và nhân viên có cùng chung mục tiêu là thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và đa dạng hóa nó trong tương lai.

+ Người lãnh đạo luôn phải có tầm nhìn xa và rộng

  • Tầm nhìn của người lãnh đạo thể hiện qua cách họ lãnh đạo, họ truyền cảm hứng mới mẻ cho nhân viên, thay đổi và cải tiến tư duy của bản thân và tập thể họ dẫn dắt.
  • Họ đón đầu xu thế trong tương lai, tiếp nhận chỉnh sửa và áp dụng nó vào đúng với thực trạng của doanh nghiệp và quan trọng hơn hết phải mở ra lối suy nghĩ, tư duy mới cho nhân viên để cùng phát triển. 
  • Đây là mấu chốt của việc thực hiện xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh. Lãnh đạo không thể vẽ sơ đồ phát triển mà chỉ có mình lãnh đạo hiểu trong khi nhân viên không nắm được gì. Người sếp bắt buộc phải có khả năng truyền tải lưu loát vấn đề để nhân viên các cấp nhắm được mục tiêu, lộ trình và phương án thực hiện chiến lược phát triển này như thế nào để bắt tay vào làm.

+ Những nhà cải cách văn hóa:

  • Sự thay đổi của xã hội là không ngừng và chắc chắn não bộ con người cũng sẽ theo đó tạo nên nhiều ý tưởng hơn, sự đột phá trên mọi lĩnh vực. 
  • Không chạy theo trào lưu mà trở nên khác biệt, yếu tố này với doanh nghiệp mà nói là vô cùng quan trọng trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
  • Không phải là dị biệt mà trở nên mới lạ, độc đáo và có ích hơn so với đối thủ là những tiêu chí mà chủ lãnh đạo cần phải đưa ra để sản phẩm hay dịch vụ của công ty được khách hàng chọn sử dụng. 
  • Không chỉ có những yếu tố trên để mô hình người lãnh đạo thế kỷ 21, người lãnh đạo cần có sự đam mê để truyền lửa và mang lại nguồn cảm hứng, sự sáng tạo để tìm ra được những phương án giải quyết vấn đề mới lạ và đạt hiệu quả hơn. 
  • Tầm nhìn và sự hiểu biết làm nên giá trị của một nhà lãnh đạo, đưa được cả đội ngũ nhân viên cùng doanh nghiệp cùng phát triển. Nhìn nhận đúng giá trị và năng lực của đội ngũ nhân viên để tư vấn và đào tạo họ hiệu quả. Xây dựng logic đường lối phát triển doanh nghiệp lâu dài. Linh hoạt trong xử lý và đưa ra phương án giải quyết vấn đề. 
mo-hinh-lanh-dao-the-ky-21

1.2. Thực trạng thị trường kinh tế đang thèm khát mô hình lãnh đạo mới

  • Ở thời điểm hiện tại, thị trường kinh tế của toàn thế giới đều phải đang gánh chịu hệ lụy từ sau khủng hoảng. Riêng tại thị trường Việt Nam, trong năm 2021, để lại nhiều tổn thất kinh tế mà các doanh nghiệp vẫn đang phải chật vật để tái cấu trúc lại hệ thống. Đây là thực trạng cần thiết mà nhà lãnh đạo cần phải xử lý tất cả các tình huống từ khách quan đến tồi tệ nhất. 
  • Lấy ví dụ thực tế từ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trong giai đoạn năm 2020 đã gây ra những thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo Báo Chính Phủ thống kê có đến 78 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, 38,6 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và 80% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch. Các con số được Cộng Đồng Doanh Nghiệp thống kê tăng vọt dưới sự ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19. 
  • Do lệnh giãn cách xã hội kéo dài trong giai đoạn phòng chống dịch, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển sang hình thức “Work from home” làm việc tại gia trên các phần mềm trực tuyến. Từ đây, các chủ doanh nghiệp đã linh hoạt trong việc tiếp nhận hình thức thực hiện công việc mới này đồng thời tuân thủ và chấp hành tất cả các điều luật về phòng chống dịch COVID-19.
  • Không chỉ vậy, các doanh nghiệp duy trì được mức độ phát triển bình ổn trong đại dịch cũng đã đưa ra những chính sách hỗ trợ trong khả năng cho nhân viên của mình bao gồm: 

+ Chính sách về BHYT: người lao động được thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 cho những ai tham gia BHYT và BHXH

+ Chính sách BHXH: lao động nữ được hưởng lương hưu tối đa 45% mức bình quân đóng BHXH trong 15 năm đầu, lao động nam là 75%.

  • Sau đại dịch, các nhà lãnh đạo cùng doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều bài học để tiếp tục duy trì được doanh nghiệp. Đã có những doanh nghiệp vẫn giữ được mức độ phát triển từ thấp đến trung bình. Chứng tỏ, được năng lực của một nhà lãnh đạo sáng giá là không chỉ trong hiện thực bình thường họ mới duy trì được sự đi lên của doanh nghiệp mà ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể trụ được. 
vi-du-ve-chinh-sach-doanh-nghiep-thuc-hien

2. Đội ngũ nhân viên đa dạng và tài năng:

  • Hình ảnh của một đội ngũ nhân viên trong mơ chắc chắn họ phải là người có tư duy, quan điểm phù hợp với sứ mệnh và giá trị mà doanh nghiệp đó hướng đến. Vì vậy, khi tuyển dụng, ta không tìm người giỏi nhất mà ta tìm người phù hợp nhất. 

2.1. Tuyển dụng dựa trên văn hóa doanh nghiệp:

  • Khi năng lực chưa phải là thứ quyết định bạn có được nhận hay không.
  • Mỗi một môi trường doanh nghiệp đều có nền văn hóa đặc trưng riêng của nó, lựa chọn được ứng viên phù hợp chính là người có thể tiếp nhận và dung hòa bản thân với văn hóa của doanh nghiệp.
  • Bởi vì văn hóa là yếu tố cốt lõi, giá trị, thái độ và hành vi thực hiện công việc đặc trưng của doanh nghiệp đó. Nếu chúng ta tuyển một người luôn có tư duy bất đồng với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến thì liệu giữa công ty và ứng viên đó có thể hợp tác được lâu dài hay không. Chưa kể là các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, liệu có dung hòa, hợp tác vui vẻ được với nhau không.
  • Thống kê của Harvard Business Review, có tới 60% nhân viên không phù hợp với văn hóa dẫn đến lãng phí năng suất của họ và chi phí chính sách của công ty, người này không hợp doanh nghiệp lại phải tốn một khoảng để tuyển dụng người mới.
  • Đừng xem nhẹ việc ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, thống kê của Base.vn cho biết gần 90% tuyển dụng nhân sự thất bại nguyên nhân đến từ việc ứng viên không phù hợp với văn hóa. Tuyển dụng người mới mất 20% chi phí so với mức lương của nhân viên cũ. 
  • Ngoài ra, văn hóa tương đương với sự gắn kết của doanh nghiệp, tỷ lệ ứng viên mới phù hợp với văn hóa tương đương với việc gia tăng sự gắn kết tập thể lên đến 40%.
tuyen-dung-doi-ngu-nhan-vien-phu-hop-cho-doanh-nghiep

2.2. Nhân viên có những yếu tố mà doanh nghiệp cần:

  • Yếu tố đầu tiên của một nhân viên phù hợp là người đó phải làm được việc. Mà được việc ở đây không phải là người đó có những kiến thức để đảm nhận được việc đó.
  • Có được sự tận tâm đồng thời nhân viên đó phải có trách nhiệm, không đùng đẩy hay đổ lỗi cho bất kỳ nguyên do nào nếu xảy ra sơ suất trong công việc. Phải có kỹ năng giải quyết công việc, giải quyết và khắc phục được vấn đề gặp phải.Nhân sự phù hợp phải là người có định hướng phát triển đi lên. 
  • Khi tuyển dụng tức doanh nghiệp đang tuyển một người để giải quyết các vấn đề của công ty hoặc thay thế vị trí của nhân viên cũ. Doanh nghiệp cần người đáp ứng những điều kiện mà doanh nghiệp cần. 
  • Nhân viên cần có những yếu tố cơ bản như kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc. Ngoài ra, những tiêu chí mà một nhân viên phù hợp cần có như sự linh hoạt trong công việc và xử lý tình huống, cá nhân vừa có thể làm việc nhóm vừa có thể làm việc độc lập. Đặc biệt hơn hết, nhân viên nên có sự trung thành nhất định đối với doanh nghiệp mình đang phục vụ. 
  • Một ví dụ cho thấy, sau giãn cách xã hội ngoài những nhân viên nằm trong hệ bị cắt giảm nhân sự, có những nhân viên chọn cách nghỉ việc. Điều này trong tình cảnh đó mà nói, có nhiều yếu tố để tác động đến quyết định của nhân viên như họ sợ đi làm sẽ tiếp xúc với dịch bệnh, do mâu thuẫn hoặc bất mãn trước đó với đồng nghiệp hoặc với doanh nghiệp, chính sách lương và phúc lợi không đáp ứng được với nhu cầu và năng lực của họ. 
  • Những yếu tố trên đều có thể xuất phát từ doanh nghiệp lẫn người nhân viên đó. Nên mới nói, sự trung thành của nhân viên thể hiện rõ nhất khi doanh nghiệp đang ở trong tình thế khó. 

3. Kết

  • Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. 
  • Nhân viên sử dụng chất xám và khả năng của mình cống hiến cho sự thành công của công ty thì người lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên đáp ứng được nhu cầu tài chính, giúp họ giữ cuộc sống ổn định. 

Áp dụng tháp nhu cầu của Maslow gồm 4 cấp độ:

- Cấp 1: Nhu cầu sinh lý

- Cấp 2: Nhu cầu về an toàn

- Cấp 3: Nhu cầu về xã hội

- Cấp 4: Nhu cầu về thể hiện bản thân

  • Khi doanh nghiệp đáp ứng đủ 4 cấp độ nhu cầu của nhân viên, họ sẽ xây dựng niềm tin của bản thân đối với công ty, với người lãnh đạo và họ bắt đầu làm việc và cống hiến.

Sự thành công của một doanh nghiệp đến từ nhiều yếu tố tạo thành và nó là một bức tranh lớn. Trong đó, lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đóng vai trò vẽ và tô màu cho bức tranh đó trở nên rực rỡ. 

Cùng chúc nhau có những ngày nghỉ cuối tuần thật thú vị nhé!





➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺➺

Red Orange: One-stop Shop for HR

⊛ Website: http://redorange.vn

⊛ Email: support@redorange.vn

⊛ Hotline: (+84) 0888222736

↠↠↠⥰⥰⥰

Our Brands:

Welcome to connect & follow us as links:













Red Orange 

Phone: +84 028 6272 2273

Hotline/Zalo/Viber: +84 888 222 736


Email: support@redorange.com.vn

Tax code:0314837818


Rep Office: 222 Building, 222 Dien Bien Phu Street, Ward 7, District 3, HCM city, Vietnam. 

Branch Office: Sophie Building, 277B Do Xuan Hop Street, Phuoc Long B ward, District 9, HCM  City

Follow us

Subscribe to our newsletter

Copyright © 2022 Red Orange. All rights reserved. Built with Eraweb.